Nghệ thuật tuyên truyền Joseph Goebbels

Göbbels góp công rất lớn cho sự đi lên của Quốc xã, nhờ nghệ thuật tuyên truyền của ông, mà vài việc điển hình được ghi dưới đây.

"Liệt sĩ" Quốc xã.. Một trong những chỉ huy SA cấp cơ sở ở thủ đô BerlinHorst Wessel, con của một mục sư Tin lành. Anh này bỏ gia đình, bỏ học để đến ngụ trong một khu nhà tồi tàn, sống chung với một phụ nữ lúc trước làm gái bán dâm và cống hiến cuộc đời của anh ta để chiến đấu cho Quốc xã. Nhiều người chống Quốc xã cho rằng Wessel kiếm tiền bằng cách làm ma cô dắt gái, nhưng có lẽ đấy là lời phóng đại. Chắc chắn là anh ta giao thiệp với ma cô và gái mại dâm. Tháng 2/1930, bị đảng viên Cộng sản hạ sát. Đáng lẽ Wessel đã đi vào quên lãng cùng với hàng trăm nạn nhân khác của hai bên đã bỏ mình khi xô xát trên đường phố. Chỉ có điều khác biệt: Wessel có một ca khúc do anh ta soạn cả nhạc và lời. Đấy là bài Horst Wessel (cũng có tựa là Die Fahne Hoch – Ngọn cờ giương cao), chẳng bao lâu trở thành ca khúc chính thức của Đảng Quốc xã và sau này là quốc ca chính thức thứ hai – sau bài Deutschland über Alles – của Đế chế Thứ Ba. Nhờ nghệ thuật tuyên truyền khéo léo của Göbbels, Horst Wessel trở thành một trong những anh hùng huyền thoại vĩ đại nhất của phong trào, được ca tụng là người có lý tưởng thuần khiết đã bỏ mình vì sự nghiệp.

Tuyên truyền thắng lợi bầu cử. Ngày 15 tháng 1 năm 1933, trong khi Schleicher đang hoan hỉ nói về ngày tàn của Hitler, Quốc xã đạt kết quả khả quan trong cuộc bầu cử ở Bang Lippe, chiếm 39% số phiếu trong tổng số 90.000 phiếu, tăng được 17% so với kỳ bầu cử trước. Tuy kết quả chỉ là nhỏ nhoi so với cấp toàn quốc, Göbbels chỉ huy một chiến dịch truyên truyền mạnh mẽ cho "thắng lợi" này. Điều lạ lùng là việc tuyên truyền gây ấn tượng cho một số người của phe bảo thủ, kể cả người đứng sau Tổng thống Ludwig von Hindenburg, chủ yếu là Chánh văn phòng Meissner và con trai ông, Oskar. Hitler đã gây ấn tượng mạnh với người con trai của Tổng thống khi hai người gặp gỡ riêng với nhau. Từ đó, ảnh hưởng của Hitler lan đến người cha.

Hitler tranh cử Tổng thống. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Đức tháng 5 năm 1932, Hitler lao mình vào chiến dịch tranh cử với năng lượng dữ dội, di chuyển khắp nước Đức, phát biểu với đám đông trong nhiều buổi đại hội và thôi thúc họ đến mức độ cuồng loạn. Göbbels và Strasser, hai người có tài ăn nói làm mê mẩn lòng người, cũng lao vào lịch phát biểu tương tự. Nhưng chưa hết. Họ chỉ đạo một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ mà nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Họ dán hàng triệu pa-nô đầy màu sắc khắp các thành phố và thị trấn, phân phối 8 triệu tờ bướm và thêm 12 triệu bản tờ báo của đảng, tổ chức 3.000 buổi mít-tinh lớn nhỏ mỗi ngày khắp nước Đức. Lần đầu tiên trong một cuộc bầu cử ở Đức, Quốc xã sử dụng phim ảnh, thêm máy hát phát ra loa đặt trên xe tải.

Khai mạc Nghị viện. Hitler cùng Göbbels thực hiện một động thái thần sầu khai mạc phiên họp Nghị viện mới ở Nhà thờ Doanh trại Potsdam, là thánh địa của nước Phổ xa xưa, gợi lại trong lòng người Đức nhiều hoài niệm về đế chế quang vinh. Ngày được chọn để cử hành lễ khai mạc Nghị viện đầu tiên của Quốc xã, 21 tháng 3 năm 1933, cũng có ý nghĩa. Đấy là ngày kỷ niệm Bismarck khai mạc Nghị viện đầu tiên của Đế chế thứ Hai vào năm 1871. Göbbels (đã nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền ngày 13 tháng 3 năm 1933) phụ trách dàn dựng nghi thức và chỉ đạo công tác truyền thanh khắp cả nước. Để tỏ lộ lòng khiêm tốn sâu sắc đối với vị Tổng thống, Hitler cúi đầu thật thấp trước mặt Hindenburg và nắm lấy bàn tay ông. Trong ánh sáng nhấp nháy của những ngọn đèn máy ảnh và giữa tiếng lịch kịch của máy quay phim – mà Göbbels đã cho bố trí cùng với micrô ở những góc cạnh thích hợp nhất – hình ảnh vị Thống chế Đức và người hạ sĩ gốc Áo nắm chặt tay nhau được ghi lại cho cả nước Đức và thế giới cùng xem.

Thế vận hội Berlin 1936. Qua Thế vận hội này Göbbels có một cơ hội bằng vàng để tạo ấn tượng cho thế giới về những thành tựu của Đế chế Thứ Ba. Nào nước Đức tạo nên phong thái tốt nhất có thể được. Chưa từng có Thế vận hội nào được tổ chức ngoạn mục như thế với chương trình giải trí phong phú như thế. Göring, Ribbentrop và Göbbels tổ chức nhiều buổi tiếp tân lộng lẫy đón khách nước ngoài. Du khách, nhất là người Anh và người Mỹ, có ấn tượng mạnh đối với những gì họ nhìn thấy: hiển nhiên là một dân tộc hạnh phúc, khỏe mạnh, thân thiện, đoàn kết dưới Hitler. Họ cho biết đấy là cả sự khác biệt so với những gì họ đọc qua những bài báo gửi đi từ Berlin.

Chuẩn bị việc thôn tính châu Âu. Để lấy cớ cho Đức xâm lăng Áo năm 1938, Göbbels dựng nên những mẩu chuyện về tình hình rối loạn Đỏ – xô xát, bắn giết, cướp bóc – trên đường phố chính ở Viên.

Năm 1939, Quốc xã cũng đã dàn dựng để đánh lừa dân Đức và những người cả tin khác ở châu Âu. Trong nhiều ngày, điệp viên Đức đã xách động nhiều vụ gây rối ở các thành phố Tiệp Khắc. Họ không được thành công lắm vì lý do oái oăm như công sứ Đức ở Praha báo cáo: "Cảnh sát Tiệp Khắc được lệnh không hành động chống người Đức, ngay cả trong các trường hợp bị khiêu khích." Nhưng Göbbels đã khuấy động báo chí Đức gây ồn ào về cái mà họ gọi là những hành động khủng bố của người Tiệp Khắc chống lại người Đức đáng thương. Như đại sứ Pháp báo cáo về Paris, những hàng tít lớn trông giống như trường hợp mà TS. Göbbels đã dựng nên trong cuộc khủng hoảng Sudetenland. Qua đấy, Hitler có thể trấn an người dân Đức rằng đồng bào của họ sẽ không phải chịu cảnh bơ vơ lâu nữa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Joseph Goebbels //nla.gov.au/anbd.aut-an35129689 //www.amazon.com/dp/B0011UXVDG http://www.aolsvc.merriam-webster.aol.com/dictiona... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://pressechronik1933.dpmu.de/zur-historischen-... http://research.calvin.edu/german-propaganda-archi... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11905264v http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11905264v http://www.idref.fr/026895455